Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
Nghệ thuật
Lý do cho một tình yêu
Tách cà phê muối
Anh gặp nàng trong một bữa tiệc. Nàng vô cùng xinh xắn và dễ thương... Biết bao chàng trai theo đuổi nàng trong khi anh chỉ là một gã bình thường chẳng ai thèm để ý. Cuối bữa tiệc, lấy hết can đảm, anh mời nàng đi uống cafe. Hết sức ngạc nhiên, nhưng vì phép lịch sự nàng cũng nhận lời.
Họ ngồi im lặng trong một quán cafe. Anh quá run nên không nói được câu nào. Cô gái bắt đầu cảm thấy thật buồn tẻ và muốn đi về... Chàng trai thì cứ loay hoay mãi với cốc cafe, cầm lên lại đặt xuống... Đúng lúc cô gái định đứng lên và xin phép ra về thì bất chợt chàng trai gọi người phục vụ: "Làm ơn cho tôi ít muối vào tách cafe". Gần như tất cả những người trong quán nước đều quay lại nhìn anh... Cô gái cũng vô cùng ngạc nhiên. Nàng hỏi anh tại sao lại có sở thích kì lạ thế. Anh lúng túng một lát rồi nói: "Ngày trước nhà tôi gần biển. Tôi rất thích nô đùa với sóng biển, thích cái vị mặn và đắng của nước biển. Vâng, mặn và đắng - giống như cafe cho thêm muối vậy... Mỗi khi uống cafe muối như thế này, tôi lại nhớ quê hương và cha mẹ mình da diết...". Cô gái nhìn anh thông cảm và dường như nàng rất xúc động trước tình cảm chân thành của anh. Nàng thầm nghĩ một người yêu quê hương và cha mẹ mình như thế hẳn phải là người tốt và chắc chắn sau này sẽ là một người chồng, người cha tốt... Câu chuyện cởi mở hơn khi nàng cũng kể về tuổi thơ, về cha mẹ và gia đình mình...
Khi chia tay ra về, cả hai cùng cảm thấy thật dễ chịu và vui vẻ. Và qua những cuộc hẹn hò về sau, càng ngày cô gái càng nhận ra chàng trai có thật nhiều tính tốt. Anh rất chân thành, kiên nhẫn và luôn thông cảm với những khó khăn của cô. Và... như bao câu chuyện kết thúc có hậu khác, hai người lấy nhau. Họ đã sống rất hạnh phúc trong suốt cuộc đời. Sáng nào trước khi anh đi làm, nàng cũng pha cho anh một tách cafe muối...
Nhưng khác những câu chuyện cổ tích, câu chuyện này không dừng ở đó. Nhiều năm sau, đôi vợ chồng già đi, và người chồng là người ra đi trước... Sau khi anh chết, người vợ tìm thấy một lá thư anh để lại. Trong thư viết: "Gửi người con gái mà anh yêu thương nhất! Có một điều mà anh đã không đủ can đảm nói với em. Anh đã lừa dối em, một lần duy nhất trong cuộc đời... Thực sự là ngày đầu tiên mình gặp nhau, được nói chuyện với em là niềm sung sướng đối với anh. Anh đã rất run khi ngồi đối diện em... Lúc đó anh định gọi đường cho tách cafe nhưng anh nói nhầm thành muối. Nhìn đôi mắt em lúc đó, anh biết mình không thể rút lại lời vừa nói nên anh đã bịa ra câu chuyện về biển và cafe muối. Anh không hề thích và chưa bao giờ uống cafe muối trước đó! Rất nhiều lần anh muốn nói thật với em nhưng anh sợ... Anh đã tự hứa với mình đó là lần đầu và cũng là lần cuối anh nói
dối em. Nếu được làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như vậy... để được có em và để được uống tách cafe muối em pha hàng ngày suốt cuộc đời anh... Anh yêu em!".
Mắt người vợ nhòa đi khi đọc đến những dòng cuối lá thư. Bà gấp bức thư lại và chầm chậm đứng lên, đi pha cho mình một tách cafe muối... Nếu bây giờ có ai hỏi bà cafe muối có vị như thế nào, bà sẽ nói cho họ biết: Nó rất ngọt!!!
Bài toán Tình yêu
Cách cài đặt Joomla! phiên bản 1.5.x trên Localhost
Cách tạo Database bằng phpMyAdmin trên localhost
Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011
Hướng Dẫn Upload Website-Blog Lên Host
Đầu tiên bạn cần biết 2 thứ(theo tui)
Hostting bạn nghe nhiều đến thuật ngử host,hostting vậy nó là gì?
1.Web Hosting là gì?
Có thể giải thích đơn giản như sau : Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www, nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.
Tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ Web hosting mà chất lượng cũng khác nhau như:
- Tốc độ truy cập Internet tại server Web hosting đó.
- Dung lượng đĩa là yếu tố mà bạn có thể chứa được nhiều web page hay dữ liệu của bạn hay không.
- Các tiện ích như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có hổ trợ hay không để giúp bạn viết một chương trình Web trên đó hay không ?
2.Domain là gì,Tên miền là gì ?
Mạng internet là một mạng thông tin truy cập từ một máy tinh đến các máy tính khác trong mạng internet toàn cầu. Trong tin học các chuyên gia sử dụng IP để định danh cho máy tính. Ví dụ ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng các IP theo kiểu 203.xxx.xxx.xxx và 222.xxx.xxx.xxx của VNPT 58.xxx.xxx.xxx của FPT và 125. Hiện tại IP của
http://newsteptech.com là 203.113.172.164 theo định nghĩa thì http://vnexpress.net sẽ được đặt tại một máy chủ có địa chỉ IP như trên. Nếu muốn truy cập tới đây người ta sẽ phải nhớ đầy đủ các con số, các dấu chấm, dấu phẩy, thậm chí là những thư mục điều này gây ra sự phiền toái, mất thời gian và khó nhớ. Chính vì vậy tên miền ra đời để giải quyết vấn đề của IP, tên miền thay thế cho dãy IP khó nhớ và phức tạp và người ta khi muốn truy cập website chỉ việc đánh tên miền thay cho IP. Xét về khía cạnh kỹ thuật, tên miền là một giải pháp hoàn hảo cho người sử dụng và nhà quản lý.
Vậy tên miền là: Một định danh được đăng ký của cá nhân, doanh nghiệp dùng để thiết lập một website trên mạng internet.
Những loại tên miền thường gặp:
Hiện nay các loại tên miền được gặp thường là các tên miền sau:
Tên miền quốc tế : .com (Dành cho công ty) .net ( Cho các đơn vị kinh doanh về mạng ) .org ( Các tổ chức) .info ( Các trang thông tin)…
Tên miền quốc gia : Tên miền quốc gia là một loại tên miền đặc biệt được sở hữu và bảo hộ bởi một quốc gia, vùng lãnh thổ. Tên miền quốc gia có tính đặc thù cao và có những quy định riêng biệt so với các tên miền quốc tế. Tên miền quốc gia có hai loại chủ yếu:
Tên miền cấp 3 ( .com.vn; .net.vn ; .org.vn …)
Tên miền cấp 2 (.vn )
Túm cái ống quần lại có nghĩa là Host là cái nhà là nơi lưu trử mã nguồn source ,code của bạn và domain là cái địa chỉ nhà khi gỏ địa chỉ nhà vào thanh trình duyệt(address bar) trên phần mềm duyệt web thì OH MY GOD! “trang web của anh đó tặng cho em lấy anh nhe ” ẹc ẹc
Ok thế là xong vậy chúng ta đã biết muốn có cái thế giới riêng rùi nhe bây giờ cái cần là chúng ta dùng Tool(công cụ) Hổ trợ đưa web site lên Host thui
Đầu tiên thì có rất nhiều phần mềm và nhiều cách hổ trợ upload web site của bạn lên host mình sẽ nói 2 cách phổ biến nhất thui
Dùng phần mềm cái này nhiều người hay dùng vì nó tiện lợi trực quan và dễ quản lý
Uplaod từ web khi đăng ký 1 hosting nó sẽ cho bạn thông số ftp ví dụ
địa chỉ ftp của thằng Plus.Vn có dạng như sau ftp.vnno1.com, để bạn login vào web và tiến hành upload lên sever của nó(sẽ nói sau)
Bây giờ mình se hướng đẫn cho công việt trên nền tảng ” Chùa ” tức là free mọi thứ điều free host free domain free luôn mã nguồn free tuốt ôi khói nhang bay nồng nặc quá sặc hết cả lên
Thông số :
Mã Nguồn Wordpress(cái này sẽ nói sau) hoặc bạn có thể thay mã nguồn =cái mã nguồn khác như Joomla,phpBB,Vbullentin….. cũng được test thui hihi
Tool cái này mình dùng Cute FPT 8.3 làm công cụ upload
Hostting dùng của thôi bytehost
Domain dùng co.cc
Nào bắt đầu thôi
Đăng ký host vào bytehost rồi chúng ta thấy hình sau
Thông số bytehost

Màn hình chính trang web


Điền đầy đủ thông tin và nhấn register

Nó yêu cầu bạn xác nhận lại hãy nhập đúng các từ ở trên đó có 2 vấn đề bạn có thể nhập chính xác cụm từ hay chỉ cần nhập 1 cụm từ VD :nhập crumpled,crumpleddhit,hit

Xong bước này hãy kiểm tra email và kích vào dòng chử màu vàng để kích họt tài khoản

Sau khi nhấn vào kích hoặt nó yêu cầu bạn nhập lại mã xác nhận hãy nhập lại mã xã nhận OK bây giờ đã xong và đây là công lao của bạn

Bạn có thể download thông số này về máy hay không cần vì nó sẽ gửi mail cho bạn hãy kiểm tra email nếu quên thông số này OK bây giờ hãy gỏ vào trình duyệ địa chỉ đến Control Panel của bạn VD ở đây là
http://panel.byethost.com Nhập username và pass mà bạn đã đăng ký vào form đăng nhập

Wow bây giờ bạn đã vào được Tổng công ty xây dựng nhà đất rùi đó và đây là toàn bộ tài sản những gì bạn có

Bạn cần chú ý những chổ khoanh tròn nó rất quan trọng cho bạn cái này thì bạn cứ tự nhiên mà quậy phá nhe tui vào vấn đề luôn cho nhanh bạn vào Mục khoanh tròn 1 Để xây dựng Database (nền móng) đã

Hãy nhập tên CSDL của bạn vào nhấn Create Database

Cái dòng chử màu xanh đó là tên CSDL bạn hãy coppy vào 1 fiel text cho dể nhớ vì nó cần cho việt config CSDL sau này cho bạn OK đã xong đóng tấc cả lại và sang bước kế tiếp
Upload: xem bài viết tại đây

Mở Cute Ftp lên điền tấc cả thông số vào các ô trên thanh Host bar nhấn conect để kết nối đến host của bạn mặc định thư mục upload nằm trong htdocs hãy upload site bạn lên đó

Nhấn phải vào thư mục hay kéo thả nó vào ,đợi upload xong là OK
Chạy trang và enjoy
Nguồn Cione
Cách cài đặt học PHP bằng Appserv
Bài 1: Giới thiệu, Cấu hình và cài đặt PHP
PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ script trên server được thiết kế để dễ dàng xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên Webserver để tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web theo yêu cầu của người sử dụng.
Ngôn ngữ PHP ra đời năm 1994 Rasmus Lerdorf sau đó được phát triển bởi nhiều người trải qua nhiều phiên bản. Phiên bản hiện tại là PHP 5 đã được công bố 7/2004.
Có nhiều lý do khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ này chiếm ưu thế xin nêu ra đây một số lý do cơ bản :
- Mã nguồn mở (open source code)
- Miễn phí, download dễ dàng từ Internet.
- Ngôn ngữ rất dễ học, dễ viết.
- Mã nguồn không phải sửa lại nhiều khi viết chạy cho các hệ điều hành từ Windows, Linux, Unix
- Rất đơn giản trong việc kết nối với nhiều nguồn DBMS, ví dụ như : MySQL, Microsoft SQL Server 2000, Oracle, PostgreSQL, Adabas, dBase, Empress, FilePro, Informix, InterBase, mSQL, Solid, Sybase, Velocis và nhiều hệ thống CSDL thuộc Hệ Điều Hành Unix (Unix dbm) cùng bất cứ DBMS nào có sự hổ trợ cơ chế ODBC (Open Database Connectivity) ví dụ như DB2 của IBM.
Cài đặt PHP, Apache, MYSQL
Để cài đặt PHP, các bạn có thể cài đặt từng gói riêng lẻ (PHP, Apache, Mysql). Tuy nhiên, tôi vẫn khuyến khích các bạn cài đặt dạng gói tích hợp. Sẽ tiện lợi cho việc sau này hơn rất nhiều.
Gói phần mềm mà tôi chọn là : Appserv - Win - 2.5.8 (Tên phần mềm là Appserv, dành cho phiên bản window, phiên bản 2.5.8).
link download Tải bản mới nhất tại : http://www.ziddu.com/download/123516...win32.exe.html
Bước 1: Bạn cài đặt bình thường bằng cách nhấp vào file exe.
Bước 2: Phần mềm sẽ cho bạn chọn cần cài những module nào. Hãy giữ nguyên tất cả như hình dưới và nhấn next.
Bước 3: Trong giao diện dưới:
Server Name: bạn nhập vào: localhost
Email: Bạn nhập vào email của bạn:
Port: Mặc định là 80, tuy nhiên nếu máy bạn đã cài IIS thì có thể chỉnh thành 81 để chạy dịch vụ bên appserv.
Nhấn next để qua trang kế tiếp.
Bước 4: Trong giao diện bên dưới ta điền thông tin như sau:
Enter root password: Bạn gõ vào root
Re-enter root password: nhập lại 1 lần nữa root
Các cấu hình bên dưỡi giữ nguyên.
Ở phần: Enable InnoDB bạn đánh dấu vào. Để MYSQL sử lý được các ứng dụng có bật chế độ InnoDB.
Nhấn next để hoàn tất việc cài đặt.
Sau khi cài đặt xong bạn gõ vào trình duyệt : http://localhost
mà ra giao diện bên dưới, tức là bạn đã cài đặt thành công appserv.
Như vậy là bạn đã cài đặt PHP thành công.
Domain là gì ?

Tên miền có hai dạng :
- Tên miền quốc tế dạng : www.tencongty.com (.net, .biz .org, .info...)
-Tên miền quốc gia dạng : www.tencongty.com.vn (hoặc .net.vn, .biz.vn .org.vn, .gov.vn...)

Tùy theo mô hình tổ chức và nhu cầu của doanh nghiệp, bạn sẽ được cấp tên miền theo các dạng sau :
.COM.VN Dành cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân họat động thương mại.
.BIZ.VN Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tương đương với COM.VN.
.EDU.VN Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo.
.GOV.VN Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.
.NET.VN Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung.
.ORG.VN Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội.
.INT.VN Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
.AC.VN Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.
.PRO.VN Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.
.INFO.VN Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân.
.HEALTH.VN Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm.
.NAME.VN Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet
Tìm hiểu về DNS
DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.
Chức năng của DNS
Mỗi Website có một tên ( là tên miền hay đường dẫn URL : Universal Resource Locator ) và một địa chỉ IP.Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP ( địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ ).
Nguyên tắc làm việc của DNS
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức ( nhà cung cấp dịch vụ ) nào khác.
- INTERNIC ( Internet Network Information Center ) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS ( National Science Foundation ), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
- DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý.
- DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
Cách sử dụng DNS
Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ ( internet ), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác ( miễn phí hoặc trả phí ) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.
Cấu trúc gói tin DNS
ID QR Opcode AA TC RD RA Z Rcode
QDcount ANcount NScount ARcount
ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi đáp lại. Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau.
QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn, được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp.
Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn, được thiết lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn.
AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn.
TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không.
RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp tục truy vấn một cách đệ qui.
RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên server không .
Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0.
Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau :
0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn.
1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn.
2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được.
3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị náy.
4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này .
5: Server từ chồi thực thi truy vấn.
QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề.
ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời.
NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phẩn có thẩm quyền của gói tin.
ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin.
DNS làm việc như thế nào ?
DNS (Domain Name System) là một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dùng để ánh xạ giữa các tên miền và các địa chỉ IP. DNS đưa ra một phương pháp đặc biệt để duy trì và liên kết các ánh xạ này trong một thể thống nhất.
Trong phạm vi lớn hơn, các máy tính kết nối với internet sử dụng DNS để tạo địa chỉ liên kết dạng URL (Universal Resource Locators). Theo phương pháp này, mỗi máy tính sẽ không cần sử dụng địa chỉ IP cho kết nối mà chỉ cần sử dụng tên miền (domain name) để truy vấn đến kết nối đó. Với mô hình phân cấp như hình dưới đây :
Mô hình phân cấp tên miền
Để hiểu rõ hơn về hoạt động của DNS chúng ta xét ví dụ và tham khảo hình vẽ dưới đây :
Ví dụ hoạt động của DNS :
Giả sử PC A muốn truy cập đến trang web www.yahoo.com và server vnn chưa lưu thông tin về trang web này, các bước truy vấn sẽ diễn ra như sau:
Đầu tiên PC A gửi một request hỏi server quản lý tên miền vnn hỏi thông tin về www.yahoo.com.
Server quản lý tên miền vnn gửi một truy vấn đến server top level domain.
Top level domain lưu trữ thông tin về mọi tên miền trên mạng. Do đó nó sẽ gửi lại cho server quản lý tên miền vnn địa chỉ IP của server quản lý miền com (gọi tắt server com).
Khi có địa chỉ IP của server quản lý tên miền com thì lập tức server vnn hỏi server com thông tin về yahoo.com. Server com quản lý toàn bộ những trang web có domain là com, chúng gửi thông tin về địa chỉ IP của server yahoo.com cho server vnn.
Lúc này server vnn đã có địa chỉ IP của yahoo.com rồi. Nhưng PC A yêu cầu dịch vụ www chứ không phải là dịch vụ ftp hay một dịch vụ nào khác. Do đó server vnn tiếp tục truy vấn tới server yahoo.com để yêu cầu thông tin về server quản lý dịch vụ www của yahoo.com.
Lẽ đương nhiên khi nhận được truy vấn thì server yahoo.com gửi lại cho server vnn địa chỉ IP của server quản lý www.yahoo.com.
Cuối cùng là server vnn gửi lại địa chỉ IP của server quản lý www.yahoo.com. cho PC A và PC A kết nối trực tiếp đến nó. Và bây giờ thì server vnn đã có thông tin về www.yahoo.com cho những lần truy vấn đến sau của các client khác.
Joomla là gì ?

Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là "đồng tâm hiệp lực".
Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.
Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới.
Quy trình cài đặt Joomla
Việc cài đặt Website Joomla là rất dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng đối với tất cả mọi người. Bạn chỉ cần truy cập Website Joomla , download bộ cài đặt, giải nén, upload lên host, tạo database và tiến hành cài đặt theo từng bước. Màn hình cài đặt của Joomla 1.5 khá thân thiện và được bố trí hợp lý. Bạn chỉ cần chú ý một điều duy nhất là "phải tạo 1 database với Collation - charset: utf8_general_ci" trước khi cài đặt mà thôi.
Dưới đây là các bước thực hiện ....
Bước 1: Download & Upload bộ cài đặt Joomla!
Download Joomla 1.5 : link download: Joomla 1.5 beta (night builds) http://www.joomla.org
Upload Joomla : Upload lên Server và giải nén vào thư mục gốc chứa Web của bạn (hoặc một thư mục con của nó và đặt tên là joomla).
Thư mục gốc chứa Web thường có tên là: htdocs, public_html, www, wwwroot...
C:\wamp\www\
C:\Program Files\xampp\htdocs\
Bạn có thể Upload bằng một số cách:
Bằng Copy trực tiếp (nếu cài trên máy của bạn)
Bằng công cụ quản trị mà HOSTING cung cấp.
Bằng công cụ FTP: WS_FTP, Total Commander, Net2FTP...
Bước 2: Chọn ngôn ngữ cài đặt
Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ Website của bạn.
Nếubạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục gốc thì gõ: http://yoursite/
VD: http://vinadesign.vn/
VD: http://localhost/ (nếu cài trên máy của bạn)
Nếu bạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục joomla (thư mục con của thư mục gốc) thì gõ: http://yoursite/joomla/
VD: http://vinaora.com/joomla/
VD: http://localhost/joomla/ (nếu cài trên máy của bạn)
Màn hình cài đặt xuất hiện và bạn có thể chọn một ngôn ngữ trong quá trình đặt:
Bước 3: Kiểm tra cấu hình hệ thống
Nếu các giá trị kiểm tra có màu xanh thì OK. Nếu các giá trị kiểm tra có màu đỏ thì bạn cần hỏi bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật của Server. Bạn vẫn có thể tiếp tục cài đặt tuy nhiên một số chức năng có thể sẽ không hoạt động.
Bước 4: Thông tin bản quyền
Bạn nên dành một chút thời gian để đọc các thông tin này.
Bước 5: Thiết lập các thông số để kết nối tới Cơ sở dữ liệu
- Hostname: Thường là giá trị "localhost"
(chỉ điền giá trị khác nếu như Database Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Host của bạn cung cấp như vậy)
- User name: Tên tài khoản có quyền đối với cơ sở dữ liệu chứa Joomla của bạn.
- Password: Mật khẩu của tài khoản trên
- Availbe Collations: Bạn nên chọn là "utf8_general_ci"
- Database Name: Tên cơ sở dữ liệu của bạn
Bước 6: Thiết lập các thông số FTP
- Nếu Host của bạn không hỗ trợ, mục này sẽ không hiển thị
- Nếu Host của bạn hỗ trợ, bạn cần chú ý:
Username: Tên tài khoản FTP
Password: Mật khẩu tương ứng.
Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web của bạn
(Nên dùng chính tài khoản mà bạn đã Upload bộ cài đặt Joomla lên HOST)
Bước 7: Thiết lập cấu hình site Joomla của bạn
- Site name: tên site của bạn.
VD: VnExpress, Hosting Việt Nam, ThanhNienOnline...
- Your Email: địa chỉ email của bạn
VD: admin@yoursite.com This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
- Admin Password: Mật khẩu để quản trị Joomla
Các thông số trên sau này đều có thể thay đổi dễ dàng nên bạn không cần bận tâm lắm. Chỉ cần nhớ mật khẩu là đủ.
- Install Defaul Sample Data: Cài đặt dữ liệu mẫu. Bạn nên nhấn nút này để Joomla tạo mẫu cho bạn một trang web đơn giản.
Bước 8: Kết thúc
- Lưu ý: tài khoản truy nhập hệ thống là: admin; mật khẩu: mật khẩu mà bạn đã gõ ở bước 6.
- Để xem Website của bạn: Nhấn vào nút Site
- Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin. Đường dẫn sẽ có dạng như sau:
http:// www.yoursite.com/administrator/ hoặc
http://www.yoursite.com/joomla/administrator hoặc
http://localhost/administrator/(nếu cài trực tiếp trên máy của bạn)